Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Bài tập Luật Lao Động

Bài 1:
Anh Thanh là công nhân của Cty TNHH X theo chế độ hợp đồng lao động. Ngày 13/6/2009, sau khi tan ca, khi vừa ra khỏi cổng doanh nghiệp để về nhà thì anh bị tai nạn giao thông. Anh phải nghỉ việc để điều trị tại bệnh viện 2 tháng, tổng số tiền viện phí và chi phí y tế khác là 22.000.000 đồng. Sau khi điều trị ổn định thương tật anh Thanh được giám định là bị suy giảm khả năng lao động 27%. Hỏi:
1.    Công ty có trách nhiệm gì đối với tai nạn của anh Thanh?
2.    Anh Thanh có thể được hưởng chế độ BHXH nào? Hãy tính chế độ đó, biết rằng đến thời điểm xảy ra tai nạn, anh đóng BHXH được 13 năm; tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH của 6 tháng cuối là 1.200.000 đồng/tháng, của tháng trước liền kề là 1.500.000 đồng/tháng

1.    Công ty có trách nhiệm gì đối với tai nạn của anh Thanh?
- Anh Thanh bị tai nạn trên đường về nhà. Trường hợp này theo quy định tại điều 39 Luật BHXH thì đây được xem là bị tai nạn lao động. Công ty phải có các trách nhiệm đối với anh Thanh theo khoản 2 điều 107 BLLĐ (chịu chi phí Y tế...), trả đủ lương trong quá trình anh Thanh điều trị (Điều 143 BLLĐ).
- Như vậy: Công ty phải trả tiền viện phí 22 triệu đồng + tiền lương 2 tháng ( 2 x 1,2 triệu đồng).

2.    Anh Thanh được hưởng chế độ BHXH sau: Trợ cấp một lần (điều 42 Luật BHXH).
+ Suy giảm 5% thì được 5 tháng lương tối thiểu chung.  Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung: Anh Thanh suy giảm 27%, vậy anh Thanh được 5 + (22 x 0,5) = 16 tháng lương tối thiểu chung.
+ Ngoài mức trợ cấp trên, anh Thanh còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH, mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương. Do đó, anh Thanh được trả thêm: 13 x 0,3 x 1,5 triệu.
Vậy anh Thanh được trợ cấp một lần với tổng số tiền: 16 tháng lương tối thiểu + 13 x 0,3 x 1,5 triệu đồng.


Bài II.
Ông An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định 25 năm , tiền lưpưng bình quân 5 năm cuối là ; tiền lương bình quân 6 năm cuối là 670.000đ. Ngày 01/01/2004 ông chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài X. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc cho Doanh nghiệp X như sau: từ 1/1/2004 đến 31/12/2005 là 5.000.000đ; từ 1/1/2006 đến 31/12/2008 là 5.500.000; từ 1/1/2009 đến 31/5/2009 là 6.000.000đ. ngày 1/6/2010 ông thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với Doanh nghiệp X, lúc này ông cũng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
1.    Hỏi Doanh nghiệp X phải trả cho ông An các chế độ gì khi chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này.
2.    Hãy tính chế độ hưu trí cho ông An trong các trường hợp sau:
a.    Ông An sinh ngày 01/6/1950.
b.    Ông An sinh ngày 01/01/1958, bị suy giảm 63% khả năng lao động
c.    Ông An sinh ngày 01/01/1963, bị suy giảm khả năng lao động 63%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc.


1.    Ông An thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp X, lúc nào ông cũng đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Theo qui định điểm b khoản 2 mục III thông tư số 21/2003/TT “ người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hằng tháng theo qui định tại khoản 1 và khoản 2 điều 145 của Bộ luật lao động (BLLĐ)” thì ông An không được hưởng trợ cấp thôi việc.

2.    Tính chế độ hưu trí cho ông An trong các trường hợp sau:

a.    Ông An sinh ngày 01/6/1950.

- Ông An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định 25 năm.
- Ông làm cho DN X có vốn đầu tư nước ngoài từ ngày 1/1/2004 đến 1/6/2010.
Khi ông An nghỉ việc ông An 60 tuổi và đóng BHXH được 25 + 6 năm 5 tháng = 31 năm 5 tháng. Vậy ông An được hưởng chế độ hưu trí theo khoản 1, Điều 26 nghị định 152. Theo khoản 1, điều 28 NĐ 152 thì mức lương hưu trí hàng tháng được tính như sau:

+ 15 năm làm việc được tính 45%.
+ Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%: 31,5 năm – 15 năm = 16,5 năm; 16,5 x 2 = 33%.
Vậy mức % lương ông An được hưởng là: 45% + 33% = 78% (tính mức tối đa là 75%).
* Tính Lương bình quân: Theo điểm c, khoản 1, điều 31 NĐ 152:
- 25 năm (Nhà nước); TLBQ 5 năm cuối = 700.000
- 2 năm (DN X): 5 triệu
- 3 năm (DN X): 5,5 triệu
- 5 tháng (DN X): 6 triệu
LBQ = (25 năm  x 12 tháng  x  800 ngàn) + (2 năm x 12 tháng  x 5 triệu) + (3 năm x 12 tháng x 5,5 triệu) + (5 tháng x 6 triệu) / (25 năm x 12) + 12 tháng + 12 tháng + 5 tháng = A
Vậy lương hưu hàng tháng của ông An: 75% x  A.

* Ngoài ra, ông An còn được hưởng mức trợ cấp một lần tính từ năm đóng BHXH thứ 31 trở đi, mỗi năm được 0,5 tháng lương (theo khoản 4, điều 28 NĐ 152). Vậy ông An được hưởng trợ cấp 1 lần cho ½ năm đóng BHXH từ năm thứ 31:
= ½ x 0,5 x A = B


b.        Ông An sinh ngày 01/01/1958, bị suy giảm 63% khả năng lao động.

Tính đến thời điểm nghỉ hưu, ông An được 52 tuổi 5 tháng. Vậy Ông An được hưởng chế độ hưu trí theo khoản 1, điều 27 NĐ 152.
Thời gian đóng BHXH: 31 năm 5 tháng.
Mức lương hưu hàng tháng được tính theo khoản 2, điều 28 NĐ 152.
Khoản 2, điều 28 NĐ 152 như sau: “Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%.”
Bước 1: Mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 1 điều 28 NĐ152
- 15 năm làm việc được tính 45%.
- Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%: 31,5 năm – 15 năm = 16,5 năm; 16,5 x 2 = 33%.

Vậy mức % lương ông An được hưởng là: 45% + 33% = 78% (tính mức tối đa là 75%).
Bước 2: Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì mức lương hưu giảm đi 1%.
- Ông A 52 tuổi 5 tháng, tính tròn 53 tuổi.
- Tuổi quy định nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điều 26 là 55 tuổi. Vậy ông An nghỉ hưu trước 2 năm. Vậy mức lương hưu của ông An bị giảm đi 2%.
Mức % lương hưu thực tế là: 75% - 2% = 73%.

* Tính Lương bình quân: Theo điểm c, khoản 1, điều 31 NĐ 152:
- 25 năm (Nhà nước); TLBQ 5 năm cuối = 700.000
- 12 tháng (DN X): 5 triệu
- 12 tháng (DN X): 5,5 triệu
- 5 tháng (DN X): 6 triệu
* TÍNH LƯƠNG BÌNH QUÂN = TIỀN LƯƠNG (ĐÓNG BHXH TRONG NHÀ NƯỚC) + TIỀN LƯƠNG (BHXH BÊN NGOÀI).
+ Tiền lương (đóng BHXH trong NN: 25 năm) = 25 năm x 12 tháng x 700.000 đồng = a.
+ Tiền lương (đóng BHXH bên ngoài: 6 năm 5 tháng
2 năm x 12 tháng x 5 triệu + 3 năm x 12 tháng x 5,5 triệu + 5 tháng x 6 triệu = b.

* Tiền lương bình quân = a+b / tổng thời gian đóng BHXH(30 năm x 12 tháng) + 12 tháng = c.
Lương hưu của ông An = 73% x c (không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung).
Ngoài ra, ông An được nhận trợ cấp một lần: (30,5 – 30) x ½ x c (mỗi năm được ½ tháng lương.

Sau khi làm câu a và câu b, em có thắc mắc như sau: tổng thời gian ông An đóng BHXH là bao nhiêu năm.
- Ông An đóng BHXH trong NN là 25 năm.
- Thời gian ông An đóng BHXH ở DN X là từ 1/1/2004:
+ Theo đề bài ông nhận lương đến ngày 31/5/2009.
+ Ông An thỏa thuận chấm dứt hợp đồng vào ngày 1/6/2010.
Vậy từ 31/5/2009 đến 1/6/2010 ông An có làm việc tại DN X và có đóng BHXH không?
ở câu a em tính tổng thời gian ông An đóng BHXH là: 31 năm 5 tháng (tính đến ngày 1/6/2010)
Đến câu b khi tính lương bình quân khi ông An ở DN X thì chỉ tính lương đến ngày 31/5/2010 (dữ kiện đề bài cho). Vậy thời gian ông An đóng BHXH là 30 năm 5 tháng.

Cách tính lương hưu:
Bước 1: Xách định đối tượng nghỉ hưu trong trường hợp nào (tham khảo NĐ 152).
Bước 2: Tính tỷ lệ % lương hưu (tối đa không được quá 75%) theo điều 28 NĐ 152. Nếu nghỉ hưu trước tuổi thì trừ đi số % theo điều 26 NĐ152.
Bước 3: Tính tiền lương bình quân = Tiền lương khi tham giam gia BHXH chia cho tổng thời gian tham gia BHXH (tính ra tháng).
Bước 4: Lương hưu = tỷ lệ lương hưu x lương hưu bình quân.
Bước 5: Tính trợ cấp 1 lần nếu có (theo điều 28 NĐ 152).


c.    Ông An sinh ngày 01/01/1963, bị suy giảm khả năng lao động 63%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc.

Bước 1:
- Ông An đóng BHXH: 30 năm 5 tháng.
- Khi nghỉ hưu ông An 47 tuổi 5 tháng, bị suy giảm khả năng lao động 63%; có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc.
Vậy ông An nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2, điều 27 NĐ 152.

Bước 2: Tính tỷ lệ lương hưu (theo điều 28 NĐ 152)
- 15 năm đầu: 45%.
- 15 năm 5 tháng, tính tròn 15,5 năm.
- Mỗi năm được thêm 2%, vậy cộng thêm 15,5 x 2% = 31 %.
Vậy tỷ lệ % ông an được nhận: 45% + 31% = 76%, tính là 75% (mức tối đa không được vượt quá 75%).
Do ông An nghỉ hưu sớm trước tuổi theo quy định tại điều 26 NĐ 52 (quy định 55 tuổi). Ông An nghỉ hưu lúc 47,5 tuổi (làm tròn 48 tuổi). Vậy ông An nghỉ sớm 55 – 48 = 7 năm. Ông An nghỉ sớm 7 năm.
Vậy Tỷ lệ % thực tế: 75% - 7% = 68%.

Bước 3: Tính lương bình quân
- Tiền lương bình quân = tiền lương (tham gian BHXH trong NN) + tiền lương (tham gia BHXH bên ngoài) / tổng thời gian đóng BHXH.
+ TLBQ trong NN: 25 năm x 12 tháng x 700 ngàn = A
+ TLBQ bên ngoài: 2 năm x 12 tháng x 5 triệu + 3 năm x 12 tháng X 5,5 triệu + 5 tháng x 6 triệu = B.
+ Tổng thời gian đóng BHXH: 30 năm 5 tháng = 30 năm x 12 tháng + 5 tháng = c.

Bước 4:
Vậy tiền lương bình quân để tính lương hưu: A + B/C = D.
Lương hưu = 68% x D (không được thấp hơn mức lương bình quân tối thiểu).

Bước 5
: Tính trợ cấp 1 lần
(30,5 – 30) x ½ x D


Lý thuyết
    - Hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ được giao kết trực tiếp hoặc thông qua ủy quyền nhưng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì phải tự mình giao kết hợp đồng không được ủy quyền cho người khác (điểm 1, mục II, thông tư  21).
    - Hợp đồng không thời hạn: không xác định được thời hạn, thời điểm kết thúc hoặc có thời hạn trên 36 tháng.
    - Hợp đồng xác định thời hạn: từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng.
    - Hợp đồng theo mùa vụ: dưới 12 tháng. Áp dụng cho những công việc mang tính mùa vụ hoặc tạm thời. Trừ trường hợp tạm thời thay thế người lao động.
    Tham khảo điều 27 BLHS và Điều 4 NĐ44.
    Chuyển hóa loại hợp đồng (áp dụng từ ngày 1/1/2003):
    - Đối với hợp động xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ: Sau khi hết hợp đồng, trong thời hạn 30 ngày phải giao kết hợp đồng mới:
    + Nếu đã hết thời hạn 30 ngày mà không có giao kết mới, thì hợp đồng đã giao kết đương nhiên trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
    + Nếu giao kết hợp đồng mới (lần 2) là loại hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm một lần hợp đồng xác định thời hạn không quá 36 tháng. Lần thứ ba đương nhiên trở thành hợp đồng không thời hạn.
    Như vậy, đối với hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ các bên chỉ được giao kết nhiều nhất là 2 lần liên tiếp. Tuy nhiên, đối với người đã nghỉ hưu thì được ký nhiều lần không giới hạn. (Điểm 2, mục 1, thông tư 21).
    -Hợp đồng có thời hạn dài từ 3 tháng trở lên phải giao kết bằng văn bản. Trừ trường hợp hợp đồng lao động với người lao động giúp việc nhà (không lảm nhiệm vụ trông coi tài sản). (Khoản 1 Điều 139 BLLĐ).
    - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, có 03 thời điểm (khoản 1 Điều 33 BLLĐ): 1. Từ ngày hai bên giao kết; 2. Từ ngày do hai bên thỏa thuận; 3. Từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc.
    - Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu (Điều 29, 166 BLLĐ): Thanh tra lao động và Tòa án nhân dân. Thanh tra LĐ không tuyên hợp đồng vô hiệu ngay mà hướng dẫn các bên thỏa thuận, còn Tòa án nhân dân thì tuyên vô hiệu ngay trong mọi trường hợp.

    * Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng:
    - Trợ cấp thôi việc (Điều 42 BLLĐ): trong hầu hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc:
    + Làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
    + Thuộc trường hợp quy định tại điều 36, 37; điểm a, c, d,  đ, khoản 1, điều 38; khoản 1 điều 41; điểm c, khoản 1 Điều 85 BLLĐ.
    + Mức trợ cấp thôi việc được tính theo khoản 1, điều 42 BLLĐ: cứ mỗi năm làm việc được hưởng trợ cấp ½ tháng lương.

    - Trợ cấp mất việc làm (Điều 17 BLLĐ): Do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Thông thường là các trường hợp tinh giảm biên chế, nhân sự...
    - Trợ cấp thất nghiệp: ý nghĩa giống “Trợ cấp thôi việc” được thực hiện ở nước ta từ 1/1/2009, khoảng thời gian người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp thì không được tính để trả trợ cấp thôi việc (khoản 6 điều 139 Luật BHXH).
    - Trả lương trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 61 BLLĐ), Lưu ý: Trả lương vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ hàng tuần là do hai bên thỏa thuận, có thể là ngày Chủ nhật hoặc là một ngày cố định khác.


ĐỀ THI MÔN :
TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Confused
( Luật Lao động HP 2 )
Thời gian làm bài : 75 phút

Câu 1 ( 2 điểm )
Hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích ngắn gọn nêu cơ sở pháp lý .
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì không được trả lương trong thời gian ngừng việc ?
2. Người sử dụng lao động có quyền sa thải Chủ tịch Công đoàn của doanh nghiệp khi họ có hành vi tự ý nghỉ 5 ngày làm việc trong một tháng mà không có lý do chính đáng ?

Câu 2 ( 4 điểm )
Anh ( chị ) hiểu thế nào là đình công ? Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến đình công . Từ thực trạng đình công hiện nay, hãy nêu các biện pháp phòng ngừa và hạn chế đình công .

Câu 3 ( 4 điểm )
Ông Khiêm có 31 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm 62% khản năng lao động . Ông có quyết định nghỉ hưu 01/09/2007 khi 53 tuổi 3 tháng .
Hãy giải quyết chế độ hưu trí cho ông biết rằng :
Trong 31 năm đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực Nhà nước, ông có mức bình quân tiền lương tháng 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu là 3 triệu đồng . Ông có 14 năm 10 tháng làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số 0.7

Ghi chú : khi làm bài thi, sinh viên được sử dụng :
1. Giáo trình Luật Lao động của ĐH Luật Hà Nội hoặc khoa Luật ĐHQG Hà Nội
2. Văn bản pháp luật lao động


ĐỀ THI MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
Thời gian làm bài 75 phút được sử dụng tài liệu
1.    Hãy cho biết các nhận định đúng sai? Giải thích tại sao?
a.    Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hổi sức khỏe chỉ được áp dụng cho lao động nữ yếu sức khỏe sau thời gian nghỉ thai sản?
b.    Tất cả các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
2.    Nguyên tắc bảo vệ người lao động thể hiện trong chế định tiền lương thế nào ?
3.    Bà X ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với doanh nghiệp X. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Ngày 01/01/2008 doanh nghiệp X thay đổi một phần máy móc thiết bị có năng suất lao động cao hơn, từ sự thay đổi đó mà một số người lao động trong đó có bà A phải chấm dứt hợp đồng lao động mặc dù doanh nghiệp đã đào tạo lại nhưng không tìm được chổ làm mới. doanh nghiệp cũng đã tuân thủ thủ tục luật định để giảm lao động. Cũng tại thời điểm tháng 01/2008 là lúc bà A đủ 55 tuổi đóng bảo hiểm xã hội đủ 27 năm, bà đã đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Hỏi:
a.    Doanh nghiệp X có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bà A trong trường hợp trên? Vì sao? Bà A có thể được hưởng loại trợ cấp gì khi đủ điều kiên hưởng chế độ hưu trí hàng tháng? Nếu có anh (chị) hãy tính chế độ cho bà ?
b.    Hãy tính chế độ hưu trí cho bà biết rằng:
Trong 27 năm đóng bảo hiểm xã hội bà có 20 năm làm việc trong khu vực nhà nước
Với mức lương bình quân 05 năm cuối trong khu vực nhà nước 1.000.000đ 07 năm làm việc tại doanh nghiệp tư nhân có đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng bà hưởng tiền lương 4.000.000đ.
    BÀI LÀM
1/ a. Sai, tại K.1 Đ12 NĐ 152/2006/NĐ-CP 22/12/2006
1/b. Sai. Tại K.1 Đ141 LLĐ
2. Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương:
- Tiền lương trả cho người lao động phải căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng công việc, yêu cầu phải đảm bảo sao cho sức lao động là thước đo của việc trả lương, lao động có trình độ, lao động thành thạo phải trả lương cao hơn lao động giản đơn, lao động kém thành thạo hơn.
- Tiền lương trả cho người lao động còn phải căn cứ vào điều kiện lao động tức là ngoài trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ của người lao động thì phải còn căn cứ vào điều kiện lao động như: xa xôi, hẻo lánh, độc hại, đắc đỏ.
- Tiền lương trả ngang nhau cho những việc như nhau, không phân biệt giới tính dân tộc, tôn giáo.
- Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức qui định cho từng thời kỳ, từng khu vực và từng ngành nghề.
3/a. - DN X được quyền chấm dứt tại K1 Điều 17 
-    Bà A được trợ cấp mất việc mỗi năm là một tháng lương tổng tháng lương được nhận là 11 tháng
-    11 tháng x 4.000.000 = 4.400.000
  b.Tại K3 Đ.31 NĐ 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006
-    Bà A được hưởng lương hưu 75% với mức lương bình quân của 10 năm sau cùng.
-    {(3*12*1.000.000) + (7*12*4.000.000)}/12*10 = 3.100.000
-    3.100.000 * 75% = 2.325.000



Câu 1: Nhận định đúng/sai:
a. Nhận định Sai
Theo điều 170b BLLĐ: Toàn án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Ở điều 170b chỉ đề cập đến tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng trong sách bài giảng trang 122 nói rõ là tòa án nhân dân các cấp.

b. Nhận định Sai
- Xử lý kỷ luật lao động khi người lao động vi phạm nội quy lao động của công ty.
- Điều 7, Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995, quy định "cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động".
(Lúc thi em không có nghị định 41 nên em làm theo khoản 2, điều 60 BLLĐ)


Câu 2: Phân biệt tranh chấp lao động và đình công.
- Định nghĩa tranh chấp lao động: khoản 1, điều 157 BLLĐ
- Định nghĩa đình công: điều 172 BLLĐ
Khác nhau:
- Tranh chấp lao động là tranh chấp phát sinh về quyền và lợi ích phát sinh giữa người lao động (tập thể hoặc cá nhân) với người sử dụng lao động. Đình công là hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp tập thể không thành.
- Đối tượng của tranh chấp lao động là cá nhân hoặc tập thể (người lao động) với người sử dụng lao động. Trong đó đối tượng của đình công là tập thể.

Câu 3:
a. Doanh nghiệp A muốn sa thải chị Lan khi chị Lan đang nuôi con nhỏ 6 tháng tuổi
- Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
- Vậy DN A phải thỏa thuận với chị Lan nếu muốn chấm dứt hợp đồng với chị Lan.

b. Muốn chấm dứt hợp đồng với ông Bình là chủ tịch công đoàn.
- Theo khoản 4, điều 155 BLLĐ, ông Bình là chủ tịch công đoàn thì khi chấm dứt hợp đồng thì phải thỏa thuận với tổ chức công đoàn cấp trên.

c. DN A muốn xây dựng nội quy lao động phù hợp với pháp luật:
theo Điều 82, điều 83, điều 84 và điều 1 nghị định 33

Câu 2: Phân biệt tranh chấp lao động và đình công.
- Định nghĩa tranh chấp lao động: khoản 1, điều 157 BLLĐ
- Định nghĩa đình công: điều 172 BLLĐ
Khác nhau:

- Tranh chấp lao động là tranh chấp phát sinh về quyền và lợi ích phát sinh giữa người lao động (tập thể hoặc cá nhân) với người sử dụng lao động. Đình công là hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp tập thể không thành....> Cái này mình không đồng ý, vì thực chất Đình công cũng là một biện pháp giải quyết tranh chấp lao động.


- Đối tượng của tranh chấp lao động là cá nhân hoặc tập thể (người lao động) với người sử dụng lao động. Trong đó đối tượng của đình công là tập thể.

Mình xin bổ sung các ý kiến thêm:


- Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động có thể phát sinh từ bất kỳ nguyên nhân nào trong mối quan hệ lao động, tuy nhiên nguyên nhân phát sinh đình công chỉ có thể từ tập thể lao động.

- Biện pháp giải quyết: Tranh chấp lao động có nhiều  biện pháp để giải quyết tuy nhiên đình công chỉ là cách thức nghỉ việc tạm thời của tập thể lao động.


Câu 3:
a. Doanh nghiệp A muốn sa thải chị Lan khi chị Lan đang nuôi con nhỏ 6 tháng tuổi
- Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
- Vậy DN A phải thỏa thuận với chị Lan nếu muốn chấm dứt hợp đồng với chị Lan.

Mình xin bổ sung:


- Riêng câu này, về tư vấn có thể xảy ra thêm một trường hợp nữa:

+ Thương lượng được thì cho nghỉ.

+ Không thương lượng được thì chờ 6 tháng giải quyết theo luật định...> lúc đó tư vấn tiếp ....> hơi củ chuối nhưng lô gic!


b. Muốn chấm dứt hợp đồng với ông Bình là chủ tịch công đoàn.
- Theo khoản 4, điều 155 BLLĐ, ông Bình là chủ tịch công đoàn thì khi chấm dứt hợp đồng thì phải thỏa thuận với tổ chức công đoàn cấp trên.

Mình bổ sung:


- Trường hợp muốn chấm dứt với ông Bình không phải là thỏa thuận với Tổ chức công đoàn cấp trên mà là báo và trao đổi với Công đoàn cấp trên. Vì ngay cả khi Tổ chức công đoàn không đồng ý, DN vẫn có thể cho ông Bình nghỉ việc theo luật định.


c. DN A muốn xây dựng nội quy lao động phù hợp với pháp luật:
theo Điều 82, điều 83, điều 84 và điều 1 nghị định 33


2 nhận xét:

Unknown nói...

cam on ban rat nhieu.

Unknown nói...

ui mình rất cần lời giải mấy bài tập này giờ tìm ra rồi cảm ơn bạn rất nhiều

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes