Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Lời mở đầu về chứng cứ


Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, do tính chất công việc và đặc điểm hoạt động khác nhau nên quy định về cách thức thu thập, trình tự thu thập hoặc thủ tục thu thập chứng cứ cũng khác nhau. Có những ngành phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, nhưng có ngành chỉ sử dụng những hình thức, thủ tục đơn thuần.
Trong tố tụng hình sự, thu thập chứng cứ để xem xét hành vi đó có vi phạm hay không vi phạm pháp luật, nếu có tội phạm xảy ra thì các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở để quyết định những biện pháp cần thiết trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử như: áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tiến hành điều tra để xác định tội danh, trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt...
Trong tố tụng dân sự, thu thập chứng cứ là để xem xét, tìm ra chân lý khách quan của vụ án bảo vệ quyền lợi cho một bên nào đó.
Trong tố tụng hành chính, quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
Vậy, chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự,
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hành chính
.
( Điều 74 BLTTHC)
Việc nghiên cứu chứng cứ nói chung, nguồn chứng cứ nói riêng trong vụ án hành chính có một ý nghĩa  lớn không chỉ về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa lý luận thực tiễn rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng đã xuất hiện một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn. Vì sao ? Chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Góc cà phê

 GÓC CÀ PHÊ

Nếu bạn là người ghiền cà phê, không gì tuyệt vời hơn khi đựơc nhấm nháp từng ngụm cà phê đượm nồng vào buổi sớm mai. Còn nếu bạn không phải là tín đồ của văn hóa nhâm nhi này mà chỉ muốn tận hưởng không gian ấm cúng của họp mặt gia đình và bạn bè, góc “cà phê tại gia” là một ý tưởng khá thú vị cho những ai phải lòng vị đắng hấp dẫn này hay cho những người chỉ muốn có một không gian thân mật để chia sẻ cuộc sống với gia đình và bè bạn. Tự thiết kế góc “Cà phê tại gia” theo phong cách của riêng bạn – Tại sao không?
Tự tạo “Góc cà phê thư giãn” tại gia
Thêm cảm hứng làm việc khi nhâm nhi tách cà phê ngay tại góc “Cà phê tại gia” của bạn
Bước 1: Chọn vị trí lý tưởng
Mỗi người sẽ có một “gu” thẩm mỹ nhất định trong việc chọn địa điểm lý tưởng cho riêng mình. Điều quan trọng là bạn cần xác định rõ nhu cầu và sở thích của bạn đối với “Quán cà phê mini” sắp khai trương tại nhà. Trước hết, bạn nên đi một lượt quanh nhà để cái nhìn tổng thể về một vị trí thoải mái thích hợp để làm chốn thư giãn. Nếu bạn thiên về những cuộc gặp gỡ vui vẻ cùng đồng nghiệp, “chiến hữu”, bạn nên dành không gian đủ lớn và tiện nghi đú cho nhiều người họp mặt. Còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn tận hưởng từng giọt cà phê khi ca khúc “Một mình” vang lên, bạn nên chọn một góc nhỏ riêng tư và yên tĩnh nào đó trong khuôn viên nhà bạn. Để đáp ứng cho ý tưởng “Cà phê tại gia” này, các chuyên gia nội thất thường khuyên chọn một không gian ở giữa nhà bếp và phòng khách hoặc thậm chí là phòng ngủ. Đặc biệt, nếu nhà bạn tương đối rộng rãi, bạn hoàn toàn có thể tận dụng ngay một góc vườn hoặc chiếc nhà kho xinh xắn.
Chọn địa điểm là bước đầu tiên quyết định sự thành công đối với “Tiệm cà phê mini” của bạn sau này - Ảnh minh họa
Bước 2: Trang trí
Cũng như bước chọn địa điểm, phong cách của góc “Cà phê tại gia” tùy thuộc vào sở thích của “chủ quán”. Nhiều người sẽ chọn ngay phong cách hài hước, dí dỏm; số khác lại thích pha thêm chút lãng mạn hoặc một tí trữ tình vào góc riêng tư của mình. Thậm chí, có những người lại đặc biệt hứng thú với sự phá cách và mạnh mẽ. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu đủ mọi màu sắc, hình dạng, kích cỡ cho bạn tùy thích lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn cho mình một phong cách thống nhất. Khi đã chọn được một chủ đề ưng ý rồi thì bạn nên tập trung vào chỉ một ý tưởng đó mà thôi. Bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên của bạn bè nhưng tuyệt đối tránh đi theo trừơng phái “Lẩu thập cẩm”. Một điều nữa cũng nên lưu ý là không nhất thiết phải tận dụng hết tất cả những vật liệu bạn tìm được cho dù các vật liệu ấy đều phù hợp với phong cách bạn đã chọn để tránh cảm giác nghẹt thở và “bội thực cảm nhận” cho người thưởng thức.
Có rất nhiều phong cách cho bạn chọn. Từ lãng mạn… - Ảnh minh họa
…Đến trầm lắng… - Ảnh minh họa
…Hay trẻ trung, sôi động,…? - Ảnh minh họa
Bước 3: Chọn dụng cụ pha cà phê
Cho dù địa điểm bạn chọn có hợp nhãn đến đâu và khả năng trang trí cho góc cà phê có chuyên nghịêp và truyền cảm hứng đến mức nào, tất cả sẽ chẳng thể là “Cà phê tại gia” nếu thíêu đi hương vị của những giọt cà phê thơm phức. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều lọai máy pha cà phê đủ mọi chủng loại. Điều quan trọng là khi đứng trước một rừng máy, bạn nên tỉnh táo và chỉ chọn đúng lọai máy có khả năng pha đựơc tách cà phê yêu thích của bạn. Đặc biệt, nếu bạn thuộc típ thích “bù khú” cùng bạn bè thì ngoài máy pha cà phê chuyên dụng chỉ phù hợp với một vài loại cà phê nhất định, bạn cũng nên để ý tìm mua các lọai máy đa năng với khả năng chế biến đa dạng nhiều loại cà phê khác nhau.

Máy chuyên dụng pha một lọai cà phê? - Ảnh minh họa
Hay máy đa năng có thể pha nhiều lọai? Tất cả lệ thuộc và nhu cầu và sở thích của bạn - Ảnh minh họa
Chúc bạn thăng hoa trong công việc và cuộc sống bên ly cà phê thơm nồng được chế biến từ góc “Cà phê tại gia” của bạn. À mà bạn có định mời tôi một ly cà phê không nhỉ?

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy

Bản đồ tư duy là gì ?

Trước tiên chúng ta phải nhắc đến cha để của nó - Tony Buzan. Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book.

Photobucket

Vậy Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn.


Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?

Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:
1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
6.và …
Những ai nên sử dụng bản đồ tư duy ?

Bản đồ tư duy phù hợp cho tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau trên khắp thế giới, từ những đứa trẻ 5 tuổi, những sinh viên khuyết tật cho đến những tổng giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới. Đó có thể là bản đồ tư duy cho thuyết trình, lập kế hoạch sự kiện gia đình, cho khởi sự một sự án kinh doanh...

Cách lập một bản đồ tư duy

Có 2 cách đó là vẽ trên giấy và sử dụng phần mềm trên máy tính.
Chúng ta cần gì để tạo bản đồ tư duy trên giấy:
- một tờ giấy trắng
- bút màu và chì màu
- bộ não để suy nghĩ
- trí tưởng tượng của bạn

Còn với máy tính thì sao: bạn cần một phần mềm hỗ trợ kiểu như Free mind (là phần mềm mã mở, nhẹ, tuy nhiên tính năng cũng đơn giản hơn), nếu muốn chuyên nghiệp hơn bạn có thể sử dụng Mind Manager pro hiện đã có V8.0 (~100$) phần mềm này chuyên nghiệp hơn nhiều giao diện khá giống với bộ Office của Microsoft, hỗ trợ export rất nhiều định dạng file phổ biến - tuy nhiên chỉ dùng trên Windows sad . Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số website hỗ trợ mind map online như www.mindmeister.com,www.mindomo.com ...

7 bước để tạo nên một bản đồ tư duy

1.Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2.Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
3.NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,… Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
4.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối
5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6.Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ.
7.Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm


mm: mind map guidelines
Mình biết có quyển sách tiếng Việt Sơ đồ tư duy của Lê Huy Lâm dịch từ sách Mind map book thấy giới thiệu cũng khá hay nhưng mà giá hơi đắt (92K) nên cũng chưa mua được smile.

Chia sẻ một số Bản đồ tư duy mà mình sưu tầm được.

mm: happiness mm: Time mm: for business mm: impacts mm: key Photobucket Photobucket mm: MarieCurie mm: 6 hats mm: law mm: better relationships mm: science of global warming mm: smile mm: study
(Sưu tầm và trích lược)

Các bước thực hiện Mind Map (sơ đồ tư duy)

Các bước thực hiện Mind Map (sơ đồ tư duy)

cac_buoc_ve_so_do_tu_duy_500
Ở bài viết trước (Mind Mapping – Công cụ ghi chép tối ưu), mình đã giới thiệu đến các bạn phương pháp lập Mind Map (Sơ đồ tư duy) và nêu các lợi ích của nó. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn những bước để lập nên một Sơ Đồ Tư Duy hoàn thiện.

I. TẬP HỢP NHỮNG TỪ KHÓA

Như mình đã nói, Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các bạn. Chỉ với những từ khóa là bạn đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ rồi. Vậy từ khóa là gì? Làm sao xác định được từ khóa trong một nội dung văn bản? Các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây :
Đầu tiên, các bạn đọc đoạn văn bản hoàn chỉnh này :
“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt”
Theo cách viết truyền thống và cách học như từ trước đến giờ thì các bạn sẽ phải học thuộc lòng đoạn văn đó hoặc đọc đi đọc lại để nhớ được hết thông tin mà nó truyền đạt. Tuy nhiên, trong đó có rất nhiều từ không cần thiết, nếu bạn loại bỏ những từ đó đi và chỉ đọc từ khóa thôi thì bạn cũng dễ dàng nắm được ý chính mà tiết kiệm được thời gian hơn nhiều. Để chứng minh cho điều đó, các bạn thử đọc 2 đoạn văn dưới đây:
1. “… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …”
2. “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …”
Sau khi đọc xong 2 đoạn văn, chắc chắn bạn nhận ra rằng đoạn văn thứ 1 tuy ít từ ngữ hơn nhưng ta vẫn nắm được toàn bộ thông tin, còn đoạn văn ở dưới chứa hầu hết các từ ngữ trong đoạn văn gốc thì lại chẳng mang đến cho chúng ta một thông tin bổ ích nào.
Do đó, bước đầu tiên các bạn nên tự tập cho mình thói quen chỉ chú ý đến từ khóa, ghi nhớ từ khóa là đủ để chúng ta nắm bắt được toàn bộ nội dung cần truyền đạt. Ngoài ra, từ khóa là một yếu tố không thể thiếu của Mind Map, bạn sẽ phải dùng những từ khóa đó để lập nên Mind Map cho chính mình.

II. CÁC BƯỚC LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY

Bước 1 : Xác định từ khóa

(Bước này mình đã hướng dẫn ở trên)

Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.

- Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
- Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
- Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.

Bước 3 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.

Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

- Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
- Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
- Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa

Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.

III. CÁC QUY TẮC TRONG VIỆC THỰC HIỆN SƠ ĐỒ TƯ DUY

Khi thực hiện một sơ đồ tư duy, các bạn nên tuân thủ theo những quy tắc sau :
- Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết
- Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
- Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ được đó.
Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)

Bạn đã sẵn sàng để thực hiện Sơ đồ tư duy chưa?

Để bắt tay vào vẽ sơ đồ tư duy, các bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình thật nhiều giấy trắng khổ A4 hoặc lớn hơn, một bộ bút màu (nên sử dụng bút đầu nhọn), các bạn cũng có thể mua loại bút bi nhiều ngòi có bán ở các tiệm sách để khỏi mất công thay đổi bút nhiều lần, vẽ sẽ được nhanh hơn.

Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy



Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy của Mitsuru

Chào các bạn!
Trước khi vào vấn đề chính, tớ xin được nói ngoài lề một tí:
Chắc hẳn ai cũng biết sơ đồ tư duy là một công cụ ghi chú tối ưu. Thế nhưng dù biết rõ lợi ích của nó, vẫn có nhiều người không sử dụng sđtd, thường là vì 2 lí do sau đây:

1. “Vẽ sđtd tốn thời gian quá. Thay vì ngồi cả tiếng đồng hồ bôi trét lên tờ giấy, lấy sách ra học trực tiếp còn nhanh hơn nhiều!”


2. “Mình thấy học bằng sđtd cũng có hơn học truyền thống bao nhiêu đâu. Có nhiều sđtd còn rối tinh lên, thậm chí học còn khó thuộc hơn kiểu truyền thống nữa đấy chứ!”
>:P
Trả lời những ý kiến ngược này, xin được nói :
1. Đúng là việc vẽ 1 sđtd sẽ mất khá nhiều thời gian, nhưng nếu so sánh tổng thể, bao gồm cả việc ôn tập nhiều lần và lâu dài thì học bằng sđtd sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Sđtd chỉ bao gồm những từ khoá, các ý được trình bày một cách có hệ thống nên việc ôn tập chỉ là chuyện nhỏ:)>-; còn học kiểu truyền thống thì ôn tập lại là chuyện lớn:-<, học truyền thống thường tạo ra liên kết trí nhớ kém, và bao nhiêu lần ôn tập là bấy nhiêu lần học lại bài.
2. Sđtd dễ hay khó nhớ đề phụ thuộc vào người vẽ nó; và 1 sđtd có hệ thống chỉ cần liếc qua 1 lần là nhớ:D/. Vả lại học kiểu truyền thống thường xảy ra kiểu “học trước quên sau”, nên mặc dù học theo kiểu truyền thống cho ta cảm giác dễ thuộc hơn nhưng hiệu quả ghi nhớ của nó lại rất kém, với kiểu này, số kiến thức ghi nhớ được sau 1 tháng chỉ là con số… 0.
Vậy bây giờ bạn đã chọn việc sử dụng sđtd như 1 công cụ thiết yếu rồi chứ? Sở dĩ tớ phải nói dông dài vậy vì nếu bạn không muốn sử dụng sđtd thì những phương pháp được nêu ra sau đây chỉ vô ích mà thôi.
Về việc vẽ nhánh cho sđtd, có hai luồng ý kiến:
  1. Tất cả các nhánh toả ra từ một điểm có cùng một màu, thay đổi màu sắc khi đi từ 1 ý chính đến các ý phụ cụ thể hơn, các nhánh mảnh (chỉ vẽ bằng một nét).
  2. Mỗi nhánh lớn chỉ sử dụng 1 màu duy nhất, không đổi màu trong suốt cả nhánh (kể cả khi toả ra các ý nhỏ hơn). Các nhánh dày to(tô màu bên trong các nhánh).
Cả 2 đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Nhưng trong bài viết này, tớ sẽ nói về cách thứ 2:
Thường thì cách thứ 2 không được sử dụng vì những nguyên nhân sau:
  1. Màu sắc nhàm chán (vì mỗi nhánh chỉ có 1 màu)
  2. Mất thời gian tô màu các nhánh
  3. Các ý không được rõ ràng vì tất cả các nhánh ý chính ý phụ đều được tô cùng 1 màu như nhau.
Tất cả các khuyết điểm trên đều có thể khắc phục được, và thậm chí có thể biến chúng thành những ưu điểm rất lợi hại ;;) :
1. Các nhánh tô cùng một màu khá nhàm chán. Nhưng nếu màu sắc không chỉ sử dụng ở việc tô các nhánh thì sao: Việc sử dụng nhiều màu sắc sinh độngvào các hình ảnh minh hoạ sẽ làm sđtd trở nên vô cùng bắt mắt và hiệu quả ghi nhớ cũng tốt hơn rất nhiều.
So sánh 2 hình ảnh như nhau, nhưng một hình ảnh chỉ có màu ở các nét và một hình ảnh có nhiều mảng màu sắc:
Hình gởi
Hình gởi
Dĩ nhiên là bức tranh với các mảng màu sẽ đẹp và bắt mắt hơn nhiều.
Chính vì vậy, tô màu cho các hình ảnh minh họa sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng thật nhiều màu sắc vào các nhánh.
2. Các nhánh khá to, việc tô màu với các loại bút nét mảnh (như bút bi) chiếm rất nhiều thời gian. Nhưng sử dụng loại bút lông nét to thì sao? Các cây bút lông có nét khá to (khoảng 1mm) chỉ cần quẹt vài lần là kín hết một nhánh, màu sắc lại đều và đẹp hơn khi sử dụng bút nét mảnh.
Hoặc nếu không tô màu cho các nhánh, các bạn cũng có thể vẽ hoạ tiết bên trong nhánh, như kẻ sọc, chấm bi, kẻ ca-rô,… vừa ấn tượng lại vừa tiết kiệm được nhiều thời gian.
3. Với cách vẽ sđtd 1, các ý được toả ra từ 1 ý chính có màu giống nhau (nhưng khác màu với ý chính) nên dễ phân biệt các ý khác nhau. Còn theo cách 2, vì cả nhánh được vẽ cùng màu nên không thể sử dụng màu để phân bệt các ý. Nhưng bù lại, ta có lợi thế về kích thước. Các ý chính sẽ được vẽ dày hơn, các ý phụ mảnh hơn. Vẫn phân biệt được ý chính ý phụ mà không mất nhiều thời gian đổi bút qua đổi bút lại đúng không nào!
Bây giờ, hãy cùng bắt tay vào vẽ sđtd nào !!! :D/

Dụng cụ:
Bút: theo cách vẽ của tớ, chỉ cần dùng 4 cây bút (bút bi hoặc bút mực nước) với 4 màu khác nhau: đỏ, tím, đen, xanh – đây là những màu cơ bản, bán đầy ngoài các nhà sách nên tìm dễ ợt. Ngoài ra, cần thêm 1 hộp bút màu lông, hộp càng có nhiều màu thì sđtd càng sinh động nhưng chỉ cần khoảng 6 – 12 màu là đã đủ rồi.
Giấy: loại nào cũng được: giấy vở, giấy A4, giấy A3, giấy ruki…. Nhưng tốt nhất, nên chọn giấy có khổ to để các nhánh tự do mở rộng (chứ nếu thiếu diện tích các nhánh phải bẻ qua bẻ lại trông rất rối). Tớ có bí quyết riêng về loại giấy vẽ, đó là… sử dụng mặt sau của lịch :-? , lịch cuốn nhà tớ khá to (khổ gần bằng giấy A3), giấy dai và trơn láng, và ngày nào cũng có vài tờ nên rất tiện dụng (bạn nào có lịch khổ to cũng nên tận dụng nha)
Bắt đầu vẽ thôi nào!!!
a. Gạch chân những ý chính và nắm trước nội dung:
Đầu tiên, hãy đọc nội dung mà mình chuẩn bị vẽ, đọc đến đâu gạch chân các từ khoá và ý chính đến đó (cứ gạch tay, đừng dùng thước thẳng làm gì cho mất thời gian). Sau khi đã đọc sơ 1 lượt, đọc nhanh lại 1 lần nữa, chỉ đọc các từ khoá đã gạch chân để nắm được những ý cơ bản nhất và bắt đầu hình thành trong đầu mình sẽ vẽ ntn, ý này nên đặt ở nhánh nào cho phù hợp…
Việc đọc trước rất quan trọng, vì điều này giúp ta có được cái nhìn toàn cảnh về sđtd sắp vẽ, giúp có thể vẽ trực tiếp mà không cần phải nháp. Theo ý kiến của tớ thì không cần phải vẽ nháp bằng bút chì làm gì, vừa mất thời gian, vừa kém hiệu quả, vì khi đã có bản sđtd nháp rồi, ít ai chăm chỉ vẽ lại 1 cái đàng hoàng khác, vậy là không tận dụng được lợi thế của màu sắc. Tớ luôn vẽ sđtd trực tiếp bằng bút mực, có thể vài lần đầu vẽ còn chưa chuẩn nhưng luyện vài lần sẽ quen thôi. O:) Ngoài ra, khi đã nắm được nội dung chính rồi, việc vẽ sđtd sẽ nhanh hơn vì có những ý bạn đã nhớ nên không cần phải nhìn lại sách.
b. Vẽ hình ảnh trung tâm:
Cái này chắc ai cũng biết rõ nên tớ không nói lại nhiều. Chỉ lưu ý: trung tâm luôn là 1 hình ảnh (có thể kèm theo nội dung văn bản nhưng chỉ là kèm thôi), dù nội dung trung tâm khó diễn đạt bằng hình ảnh, bạn cũng nên suy nghĩ ra một hình ảnh nào đó có liên quan (có thể sử dụng phép liên tưởng tưởng tượng).
c. Vẽ các nhánh và các hình ảnh minh hoạ:
Đối với cách vẽ của riêng tớ, tớ sử dụng 4 loại bút màu nét mảnh (bút bi, bút mực nước) để vẽ từng nhánh (mỗi nhánh chỉ dùng một màu), nhưng chỉ vẽ viền của nó thôi (nghĩa là vẫn chưa tô màu bên trong các nhánh). Vẽ đến nhánh nào viết ngay nội dung của nhánh đó lên (do hình vẽ tớ vẽ bằng paint nên thiếu chữ trên nhánh, các bạn đừng hiểu nhầm)
Hình gởi
Khi vẽ đến nội dung nào khó nhớ, vẽ ngay một hình ảnh minh họa bên trên nhánh, hoặc hình ảnh minh hoạ dính liền với nhánh(ví dụ: gắn hình bàn tay vào nhánh, nhánh là cánh tay).
Hình gởi
Sau khi đã vẽ xong tất cả các nhánh, tớ mới bắt đầu dùng bút lông tô màu (tô các nhánh và các hình ảnh minh hoạ). Dù phần viền của hình ảnh cùng màu với nhánh (để giảm bớt thời gian thay đổi bút) nhưng nên tô các hình ảnh minh hoạ bằng màu sắc khác với màu của nhánh để làm nổi bật các hình ảnh minh hoạ.
Hình gởi
Và để tiết kiệm thời gian hơn, khi đang sử dụng bút lông một màu nào đó, hãy tô hết tất cả những nhánh, những hình vẽ màu đó để không phải cứ mở nắp ra đóng nắp lại luân phiên. :>
Mặc dù chỉ sử dụng 4 loại bút cơ bản để vẽ viền nhánh và viết chữ nhưng nhờ màu sắc bên trong nhánh (tô bằng bút lông), ta có thể tạo ra nhiều nhánh với màu sắc khác nhau. Ví dụ với việc viết chữ và viền nhánh bằng màu đỏ, có thể tạo ra nhánh màu đỏ cùng sắc độ, đỏ đậm hơn, màu cam, màu hồng… vì các màu này gần giống nhau nên trông vẫn cân đối; với màu xanh, có thể tạo ra màu xanh đậm, xanh nhạt, xanh lá đậm,…; với màu tím có thể tạo màu tím, màu hồng,…; với màu đen, có thể tạo màu đen, màu nâu,.. Vậy là chỉ với 4 loại màu cơ bản, có thể tạo ra rất nhiều nhánh với các màu sắc khác nhau (ở ngoài giấy, khi sử dụng cách này tớ thấy màu sắc vẫn rất đẹp).
Hình gởiHình gởiHình gởi
Mặc dù mỗi nhánh chỉ có một màu nhưng bạn cũng nên linh động, những ý quan trọng tóm gọn nội dung của toàn nhánh thì có thể sử dụng 1 màu khác, hoặc làm đậm lên cho nổi bật..
Một điểm cần lưu ý nữa, là khi vẽ sđtd, nên vẽ các nhánh mở rộng ra, các nhánh chính nên để thưa ra để dễ phân biệt. Sđtd càng rõ ràng thì càng dễ nhớ. Và 1 sđtd như đám rừng chỉ làm giảm hiệu quả ghi nhớ hơn mà thôi. :)
Một số kinh nghiệm nhỏ vẽ sdtd của mình:
1. Chia nhỏ thời gian vẽ sdtd:
Đối với những sdtd dài, gồm nhiều bài của chương; tớ thường vẽ trong nhiều ngày, mỗi ngày vẽ vài phần nhỏ. Tớ nghĩ việc chia nhỏ thời gian vẽ sẽ giúp ta cảm thấy đỡ nhàm chán khi vẽ sdtd hơn. :x
2. Vẽ sdtd theo chương:
Thường thì chúng ta hay vẽ sdtd theo bài nhưng theo kinh nghiệm của tớ, nên vẽ theo chương để có cái nhìn tổng thể hơn về nội dung đang tìm hiểu. Vẽ sdtd theo chương cũng giúp việc ôn tập được thuận tiện hơn nữa. Nhưng nhớ là chỉ áp dụng với những chương khá ít bài, còn những chương dài (cả trên 10 bài) thì nên chia nhỏ ra. Nói chung sdtd đừng quá rối rắm là được. Không nhất thiết phải vẽ mỗi nhánh là một ý lớn theo bố cục trong sgk: Nếu ý đó quá dài, nên chia nhỏ ra thành những phần tương đương nhau để vẽ. Ngược lại, nếu ý ngắn, nên gộp chung nhiều phần với nhau.
3. Làm bài tập áp dụng trước khi vẽ sdtd:
Việc này giúp bạn nắm được nội dung tốt hơn, từ dó sẽ vẽ sdtd được nhanh hơn, tốt hơn.
4. Chừa lề ở sdtd ra khoảng 2cm:
Để việc bổ sung các nhánh được tốt hơn (cái này tớ đọc được từ 1 bạn trên diễn đàn và đang áp dụng)
Vậy là đã xong 1 sđtd, tuy hơi khác với cách trong sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế” nhưng bạn hãy thử áp dụng! Đây là một vài sđtd của tớ: Sơ đồ tư duy của Mitsuru (2)
Bổ sung thêm 1 ý nữa: mặc dù tớ đã nêu ra cụ thể các bước như trên nhưng các bạn không cần thiết phải nhất nhất làm chính xác các bước như vậy, sơ đồ tư duy bản thân nó cũng đã là 1 công cụ để giải phóng trí tưởng tượng của chúng ta, cho nên, bạn có thể (cũng rất nên nữa) tự duy linh hoạt với những cách vẽ khác nhau, miễn sao sản phẩm bạn tạo ra thật sự hữu ích cho mình (như tớ ngoài cách vẽ này ra còn một vài cách vẽ nhánh khác nữa (nhưng có vẻ cách này là hợp nhất với tớ))
Cuối cùng, tớ xin chúc các bạn có những sơ đồ tư duy thật sự hữu ích!!!

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes