Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy



Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy của Mitsuru

Chào các bạn!
Trước khi vào vấn đề chính, tớ xin được nói ngoài lề một tí:
Chắc hẳn ai cũng biết sơ đồ tư duy là một công cụ ghi chú tối ưu. Thế nhưng dù biết rõ lợi ích của nó, vẫn có nhiều người không sử dụng sđtd, thường là vì 2 lí do sau đây:

1. “Vẽ sđtd tốn thời gian quá. Thay vì ngồi cả tiếng đồng hồ bôi trét lên tờ giấy, lấy sách ra học trực tiếp còn nhanh hơn nhiều!”


2. “Mình thấy học bằng sđtd cũng có hơn học truyền thống bao nhiêu đâu. Có nhiều sđtd còn rối tinh lên, thậm chí học còn khó thuộc hơn kiểu truyền thống nữa đấy chứ!”
>:P
Trả lời những ý kiến ngược này, xin được nói :
1. Đúng là việc vẽ 1 sđtd sẽ mất khá nhiều thời gian, nhưng nếu so sánh tổng thể, bao gồm cả việc ôn tập nhiều lần và lâu dài thì học bằng sđtd sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Sđtd chỉ bao gồm những từ khoá, các ý được trình bày một cách có hệ thống nên việc ôn tập chỉ là chuyện nhỏ:)>-; còn học kiểu truyền thống thì ôn tập lại là chuyện lớn:-<, học truyền thống thường tạo ra liên kết trí nhớ kém, và bao nhiêu lần ôn tập là bấy nhiêu lần học lại bài.
2. Sđtd dễ hay khó nhớ đề phụ thuộc vào người vẽ nó; và 1 sđtd có hệ thống chỉ cần liếc qua 1 lần là nhớ:D/. Vả lại học kiểu truyền thống thường xảy ra kiểu “học trước quên sau”, nên mặc dù học theo kiểu truyền thống cho ta cảm giác dễ thuộc hơn nhưng hiệu quả ghi nhớ của nó lại rất kém, với kiểu này, số kiến thức ghi nhớ được sau 1 tháng chỉ là con số… 0.
Vậy bây giờ bạn đã chọn việc sử dụng sđtd như 1 công cụ thiết yếu rồi chứ? Sở dĩ tớ phải nói dông dài vậy vì nếu bạn không muốn sử dụng sđtd thì những phương pháp được nêu ra sau đây chỉ vô ích mà thôi.
Về việc vẽ nhánh cho sđtd, có hai luồng ý kiến:
  1. Tất cả các nhánh toả ra từ một điểm có cùng một màu, thay đổi màu sắc khi đi từ 1 ý chính đến các ý phụ cụ thể hơn, các nhánh mảnh (chỉ vẽ bằng một nét).
  2. Mỗi nhánh lớn chỉ sử dụng 1 màu duy nhất, không đổi màu trong suốt cả nhánh (kể cả khi toả ra các ý nhỏ hơn). Các nhánh dày to(tô màu bên trong các nhánh).
Cả 2 đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Nhưng trong bài viết này, tớ sẽ nói về cách thứ 2:
Thường thì cách thứ 2 không được sử dụng vì những nguyên nhân sau:
  1. Màu sắc nhàm chán (vì mỗi nhánh chỉ có 1 màu)
  2. Mất thời gian tô màu các nhánh
  3. Các ý không được rõ ràng vì tất cả các nhánh ý chính ý phụ đều được tô cùng 1 màu như nhau.
Tất cả các khuyết điểm trên đều có thể khắc phục được, và thậm chí có thể biến chúng thành những ưu điểm rất lợi hại ;;) :
1. Các nhánh tô cùng một màu khá nhàm chán. Nhưng nếu màu sắc không chỉ sử dụng ở việc tô các nhánh thì sao: Việc sử dụng nhiều màu sắc sinh độngvào các hình ảnh minh hoạ sẽ làm sđtd trở nên vô cùng bắt mắt và hiệu quả ghi nhớ cũng tốt hơn rất nhiều.
So sánh 2 hình ảnh như nhau, nhưng một hình ảnh chỉ có màu ở các nét và một hình ảnh có nhiều mảng màu sắc:
Hình gởi
Hình gởi
Dĩ nhiên là bức tranh với các mảng màu sẽ đẹp và bắt mắt hơn nhiều.
Chính vì vậy, tô màu cho các hình ảnh minh họa sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng thật nhiều màu sắc vào các nhánh.
2. Các nhánh khá to, việc tô màu với các loại bút nét mảnh (như bút bi) chiếm rất nhiều thời gian. Nhưng sử dụng loại bút lông nét to thì sao? Các cây bút lông có nét khá to (khoảng 1mm) chỉ cần quẹt vài lần là kín hết một nhánh, màu sắc lại đều và đẹp hơn khi sử dụng bút nét mảnh.
Hoặc nếu không tô màu cho các nhánh, các bạn cũng có thể vẽ hoạ tiết bên trong nhánh, như kẻ sọc, chấm bi, kẻ ca-rô,… vừa ấn tượng lại vừa tiết kiệm được nhiều thời gian.
3. Với cách vẽ sđtd 1, các ý được toả ra từ 1 ý chính có màu giống nhau (nhưng khác màu với ý chính) nên dễ phân biệt các ý khác nhau. Còn theo cách 2, vì cả nhánh được vẽ cùng màu nên không thể sử dụng màu để phân bệt các ý. Nhưng bù lại, ta có lợi thế về kích thước. Các ý chính sẽ được vẽ dày hơn, các ý phụ mảnh hơn. Vẫn phân biệt được ý chính ý phụ mà không mất nhiều thời gian đổi bút qua đổi bút lại đúng không nào!
Bây giờ, hãy cùng bắt tay vào vẽ sđtd nào !!! :D/

Dụng cụ:
Bút: theo cách vẽ của tớ, chỉ cần dùng 4 cây bút (bút bi hoặc bút mực nước) với 4 màu khác nhau: đỏ, tím, đen, xanh – đây là những màu cơ bản, bán đầy ngoài các nhà sách nên tìm dễ ợt. Ngoài ra, cần thêm 1 hộp bút màu lông, hộp càng có nhiều màu thì sđtd càng sinh động nhưng chỉ cần khoảng 6 – 12 màu là đã đủ rồi.
Giấy: loại nào cũng được: giấy vở, giấy A4, giấy A3, giấy ruki…. Nhưng tốt nhất, nên chọn giấy có khổ to để các nhánh tự do mở rộng (chứ nếu thiếu diện tích các nhánh phải bẻ qua bẻ lại trông rất rối). Tớ có bí quyết riêng về loại giấy vẽ, đó là… sử dụng mặt sau của lịch :-? , lịch cuốn nhà tớ khá to (khổ gần bằng giấy A3), giấy dai và trơn láng, và ngày nào cũng có vài tờ nên rất tiện dụng (bạn nào có lịch khổ to cũng nên tận dụng nha)
Bắt đầu vẽ thôi nào!!!
a. Gạch chân những ý chính và nắm trước nội dung:
Đầu tiên, hãy đọc nội dung mà mình chuẩn bị vẽ, đọc đến đâu gạch chân các từ khoá và ý chính đến đó (cứ gạch tay, đừng dùng thước thẳng làm gì cho mất thời gian). Sau khi đã đọc sơ 1 lượt, đọc nhanh lại 1 lần nữa, chỉ đọc các từ khoá đã gạch chân để nắm được những ý cơ bản nhất và bắt đầu hình thành trong đầu mình sẽ vẽ ntn, ý này nên đặt ở nhánh nào cho phù hợp…
Việc đọc trước rất quan trọng, vì điều này giúp ta có được cái nhìn toàn cảnh về sđtd sắp vẽ, giúp có thể vẽ trực tiếp mà không cần phải nháp. Theo ý kiến của tớ thì không cần phải vẽ nháp bằng bút chì làm gì, vừa mất thời gian, vừa kém hiệu quả, vì khi đã có bản sđtd nháp rồi, ít ai chăm chỉ vẽ lại 1 cái đàng hoàng khác, vậy là không tận dụng được lợi thế của màu sắc. Tớ luôn vẽ sđtd trực tiếp bằng bút mực, có thể vài lần đầu vẽ còn chưa chuẩn nhưng luyện vài lần sẽ quen thôi. O:) Ngoài ra, khi đã nắm được nội dung chính rồi, việc vẽ sđtd sẽ nhanh hơn vì có những ý bạn đã nhớ nên không cần phải nhìn lại sách.
b. Vẽ hình ảnh trung tâm:
Cái này chắc ai cũng biết rõ nên tớ không nói lại nhiều. Chỉ lưu ý: trung tâm luôn là 1 hình ảnh (có thể kèm theo nội dung văn bản nhưng chỉ là kèm thôi), dù nội dung trung tâm khó diễn đạt bằng hình ảnh, bạn cũng nên suy nghĩ ra một hình ảnh nào đó có liên quan (có thể sử dụng phép liên tưởng tưởng tượng).
c. Vẽ các nhánh và các hình ảnh minh hoạ:
Đối với cách vẽ của riêng tớ, tớ sử dụng 4 loại bút màu nét mảnh (bút bi, bút mực nước) để vẽ từng nhánh (mỗi nhánh chỉ dùng một màu), nhưng chỉ vẽ viền của nó thôi (nghĩa là vẫn chưa tô màu bên trong các nhánh). Vẽ đến nhánh nào viết ngay nội dung của nhánh đó lên (do hình vẽ tớ vẽ bằng paint nên thiếu chữ trên nhánh, các bạn đừng hiểu nhầm)
Hình gởi
Khi vẽ đến nội dung nào khó nhớ, vẽ ngay một hình ảnh minh họa bên trên nhánh, hoặc hình ảnh minh hoạ dính liền với nhánh(ví dụ: gắn hình bàn tay vào nhánh, nhánh là cánh tay).
Hình gởi
Sau khi đã vẽ xong tất cả các nhánh, tớ mới bắt đầu dùng bút lông tô màu (tô các nhánh và các hình ảnh minh hoạ). Dù phần viền của hình ảnh cùng màu với nhánh (để giảm bớt thời gian thay đổi bút) nhưng nên tô các hình ảnh minh hoạ bằng màu sắc khác với màu của nhánh để làm nổi bật các hình ảnh minh hoạ.
Hình gởi
Và để tiết kiệm thời gian hơn, khi đang sử dụng bút lông một màu nào đó, hãy tô hết tất cả những nhánh, những hình vẽ màu đó để không phải cứ mở nắp ra đóng nắp lại luân phiên. :>
Mặc dù chỉ sử dụng 4 loại bút cơ bản để vẽ viền nhánh và viết chữ nhưng nhờ màu sắc bên trong nhánh (tô bằng bút lông), ta có thể tạo ra nhiều nhánh với màu sắc khác nhau. Ví dụ với việc viết chữ và viền nhánh bằng màu đỏ, có thể tạo ra nhánh màu đỏ cùng sắc độ, đỏ đậm hơn, màu cam, màu hồng… vì các màu này gần giống nhau nên trông vẫn cân đối; với màu xanh, có thể tạo ra màu xanh đậm, xanh nhạt, xanh lá đậm,…; với màu tím có thể tạo màu tím, màu hồng,…; với màu đen, có thể tạo màu đen, màu nâu,.. Vậy là chỉ với 4 loại màu cơ bản, có thể tạo ra rất nhiều nhánh với các màu sắc khác nhau (ở ngoài giấy, khi sử dụng cách này tớ thấy màu sắc vẫn rất đẹp).
Hình gởiHình gởiHình gởi
Mặc dù mỗi nhánh chỉ có một màu nhưng bạn cũng nên linh động, những ý quan trọng tóm gọn nội dung của toàn nhánh thì có thể sử dụng 1 màu khác, hoặc làm đậm lên cho nổi bật..
Một điểm cần lưu ý nữa, là khi vẽ sđtd, nên vẽ các nhánh mở rộng ra, các nhánh chính nên để thưa ra để dễ phân biệt. Sđtd càng rõ ràng thì càng dễ nhớ. Và 1 sđtd như đám rừng chỉ làm giảm hiệu quả ghi nhớ hơn mà thôi. :)
Một số kinh nghiệm nhỏ vẽ sdtd của mình:
1. Chia nhỏ thời gian vẽ sdtd:
Đối với những sdtd dài, gồm nhiều bài của chương; tớ thường vẽ trong nhiều ngày, mỗi ngày vẽ vài phần nhỏ. Tớ nghĩ việc chia nhỏ thời gian vẽ sẽ giúp ta cảm thấy đỡ nhàm chán khi vẽ sdtd hơn. :x
2. Vẽ sdtd theo chương:
Thường thì chúng ta hay vẽ sdtd theo bài nhưng theo kinh nghiệm của tớ, nên vẽ theo chương để có cái nhìn tổng thể hơn về nội dung đang tìm hiểu. Vẽ sdtd theo chương cũng giúp việc ôn tập được thuận tiện hơn nữa. Nhưng nhớ là chỉ áp dụng với những chương khá ít bài, còn những chương dài (cả trên 10 bài) thì nên chia nhỏ ra. Nói chung sdtd đừng quá rối rắm là được. Không nhất thiết phải vẽ mỗi nhánh là một ý lớn theo bố cục trong sgk: Nếu ý đó quá dài, nên chia nhỏ ra thành những phần tương đương nhau để vẽ. Ngược lại, nếu ý ngắn, nên gộp chung nhiều phần với nhau.
3. Làm bài tập áp dụng trước khi vẽ sdtd:
Việc này giúp bạn nắm được nội dung tốt hơn, từ dó sẽ vẽ sdtd được nhanh hơn, tốt hơn.
4. Chừa lề ở sdtd ra khoảng 2cm:
Để việc bổ sung các nhánh được tốt hơn (cái này tớ đọc được từ 1 bạn trên diễn đàn và đang áp dụng)
Vậy là đã xong 1 sđtd, tuy hơi khác với cách trong sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế” nhưng bạn hãy thử áp dụng! Đây là một vài sđtd của tớ: Sơ đồ tư duy của Mitsuru (2)
Bổ sung thêm 1 ý nữa: mặc dù tớ đã nêu ra cụ thể các bước như trên nhưng các bạn không cần thiết phải nhất nhất làm chính xác các bước như vậy, sơ đồ tư duy bản thân nó cũng đã là 1 công cụ để giải phóng trí tưởng tượng của chúng ta, cho nên, bạn có thể (cũng rất nên nữa) tự duy linh hoạt với những cách vẽ khác nhau, miễn sao sản phẩm bạn tạo ra thật sự hữu ích cho mình (như tớ ngoài cách vẽ này ra còn một vài cách vẽ nhánh khác nữa (nhưng có vẻ cách này là hợp nhất với tớ))
Cuối cùng, tớ xin chúc các bạn có những sơ đồ tư duy thật sự hữu ích!!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes