Góc lãng du

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở giữa vùng Nam Bộ trù phú, tiếp giáp với phía Nam của miền Ðông Nam Bộ và rìa Bắc của miền Tây Nam Bộ. Là thành phố đông dân và lớn nhất  Việt Nam. Nơi đây là đầu mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế của khu vực.

Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước.

Những phố xá đèn sáng choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài Gòn - thiên đường mua sắm". Nhan nhãn những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.


Nhưng đàng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khoáng mà hài hòa, với những phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây.

Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các tiền hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải phóng thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức, người dân thành phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống "uống nước nhớ nguồn" như Lễ hội Nghinh Ông, Ngày giỗ tổ nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ nữ…


Hoa Bình Quới Bình Quới
Các kiến trúc của Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa được giữ gìn và tôn tạo, trở thành những điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những công trình hiện đại phát huy từ cảm hứng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ở nơi đất hẹp người đông này, du khách sẽ bất ngờ với những đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm năm, những công viên rộng rực rỡ hoa lá, những khu biệt thự thanh bình. Bên cạnh những tòa cao ốc mới ở trung tâm thành phố, khách sẽ có dịp ghé thăm Chợ Lớn của người Hoa với những khu phố cổ nhộn nhịp, hoạt động thương mại và sản xuất luôn nhộn nhịp ngày đêm.


Công viên 23/9 Công viên 23/9
Là trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng.

Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa du lịch.

Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời.

Click vào đây để ẩn bản đồ TP Hồ Chí Minh

TPHCM có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Nhưng nhìn chung bạn có thể đến TPHCM bất cứ tháng nào trong năm và đừng đi du lịch tại TPHCM vào những ngày tết nguyên đán. Khi tết nguyên đán mọi người thường về quê hương ăn tế với gia đình.
Đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức vào dịp Tết hàng năm Đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức vào dịp Tết hàng năm
Vào các mùa lễ hội hoạt động mua sắm và vui chơi tại TPHCM diễn ra vô cùng sôi nỗi trên khắp các ngả đường. Vào mùa Noel các con đường tràn ngập ánh đèn, xe cộ tấp nập và các hoạt động vui chơi giải trí diển ra gần tàn đêm, bạn có thể đến TPHCM vào những ngày này để tận hưởng cái không khí se se lạnh nhưng ấm áp tại TPHCM.
Đừng lo ngại sự ồn ào của TPHCM bạn đến đây bất cứ ngày nào trong năm củng có các khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng… cho bạn thư giãn.

Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua.

Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú.

Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia.

Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…

Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.

Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.
Hệ thống bảo tàng của thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng lớn nhất, và cũng là bảo tàng đầu tiên của thành phố, ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhờ không ngừng sưu tầm và bảo quản được hiện vật qua các thời kỳ, nên Bảo tàng Lịch sử đã có một bộ sưu tập phong phú gần 30.000 hiện vật giá trị.

Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, thu hút nhiều khách nội địa nhất. Trong khi đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày về tội ác dã man của quân xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, là địa chỉ không thể thiếu trong chương trình tham quan của du khách nước ngoài.
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
65 Lý Tự Trọng, quận 1
28 Võ Văn Tần, quận 3
1 Nguyễn Tất Thành, quận 4
5 Tôn Đức Thắng, quận 1
Du khách đến viếng thăm bảo tàng Tôn Đức Thắng Du khách đến viếng thăm bảo tàng Tôn Đức Thắng
2 Lê Duẩn, quận 1
202 Võ Thị Sáu, quận 3
  • Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ
247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình
97A Phó Đức Chính, quận 1
Chùa chiền
Có những ngôi chùa tiêu biểu của phong cách kiến trúc chùa Phật giáo cổ truyền ở Nam bộ với khung cảnh thanh nhàn, nội thất u nhã, và hàng chục pho tượng thờ, cột, bao lam gỗ chạm trổ tinh vi. Lại có những chùa xây dựng theo phong cách hiện đại nhưng lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống với nội thất cao rộng và sáng sủa, bài trí đơn giản, tôn nghiêm, kết cấu bêtông cốt thép nhưng vẫn giữ dáng dấp cổ truyền.

Bên cạnh đó là hàng trăm ngôi đình thờ Thành Hoàng gắn liền với lịch sử khai hoang mở đất. Hàng năm các đình tổ chức lễ kỳ yên vào mùa xuân, với các nghi thức tế lễ và ca múa cúng thần long trọng. Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như đền Hùng Vương, đền Trần Hưng Đạo, Lăng Ông… không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mà còn là nơi tấp nập bá tánh đi lễ cầu phước lộc an khang.

Trên 30 chùa Hoa, thực chất là miếu, gắn liền với lịch sử định cư của Sài Gòn – Chợ Lớn xưa kia. Kiến trúc chùa Hoa với màu sắc rực rỡ, nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa sinh động, thư pháp rồng bay phượng múa, mỗi chùa một sắc thái riêng theo phong tục tập quán của năm nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ.

Chùa Phật giáo xưa:
  • Chùa Giác Lâm
118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình
  • Chùa Giác Viên
161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11
  • Chùa Phụng Sơn
1408 Ba Tháng Hai, quận 11

Chùa Phật giáo mới:
  • Chùa Vĩnh Nghiêm
339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3
  • Chùa Xá Lợi
89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3
  • Nam Thiên Nhất Trụ
511 Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức

Đình:
  • Đình Phong Phú
Ấp Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9
  • Đình Phú Nhuận
18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận

Đền:
  • Đền Hùng Vương
2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
  • Đền Trần Hưng Đạo
36 Võ Thị Sáu, quận 1
  • Lăng Ông Lê Văn Duyệt
1bis Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh

Chùa Hoa:
  • Chùa Ngọc Hoàng
73 Mai Thị Lựu, quận 1
  • Chùa Bà Thiên Hậu
710 Nguyễn Trải, quận 5
  • Nhị Phủ Miếu
264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5
Nhà thờ
Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu cách kiến trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman, Gôtic quen thuộc thời Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích làm chỗ dựa tinh thần cho chính quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ bản xứ.

Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm 1880, còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng, là nơi diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo phận Sài Gòn quản lý. Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong các thuộc địa Pháp. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.

Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn nhiều phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới rộng trong nhiều đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn đối như đền miếu người Hoa.

Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách bản địa hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và nét cổ Việt, với cửa tam quan, mái phủ lớn.
  • Nhà thờ Đức Bà
Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
  • Nhà thờ Tân Định
289 Hai Bà Trưng, quận 3
  • Nhà thờ Huyện Sĩ
1 Tôn Thất Tùng, quận 1
  • Nhà thờ Cha Tam
25 Học Lạc, quận 5
  • Nhà thờ Chợ Quán
120 Trần Bình Trọng, quận 5
  • Nhà thờ Vườn Xoài
413 Lê Văn Sỹ, quận 3  Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1  
Các kiến trúc khác
Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét thanh lịch riêng của thành phố.

Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong.

Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong đó nổi bật trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại. Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Ngân hàng Thương Tín, Viện Trao đổi Văn hóa Pháp IDECAF, một số chùa Phật giáo,…

Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới. Cao ốc hàng chục tầng được xây dựng khá nhiều, trong đó, cao nhất là tòa nhà Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 33 tầng, cao 128m. Một số công trình đẹp, được đánh giá có tính nghệ thuật cao.
Kiến trúc thời Pháp:
  • Trụ sở UBND Thành phố
86 Lê Thánh Tôn, quận 1
  • Nhà hát Thành phố
7 Công Trường Lam Sơn, quận 1
  • Bưu điện Thành phố
Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
Kiến trúc trước 1975:
  • Hội trường Thống Nhất
106 Nguyễn Du, quận 1
Dinh Thống Nhất nhìn từ trong ra Dinh Thống Nhất nhìn từ trong ra
Dinh Thống Nhất nhìn từ ngoài vào Dinh Thống Nhất nhìn từ ngoài vào
  • Thư viện Khoa học Tổng hợp
67 Lý Tự Trọng, quận 1
Kiến trúc mới:
  • Cao ốc The Metropolitan
61 Nguyễn Du, quận 1
37 Lê Duẩn, quận 1
Điểm du ngoạn

Một chuyến du ngoạn trên sông không chỉ để ngắm cảnh, đón gió mát mà còn để có cái nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này: Từ những vạt dừa nước trên vùng đất bồi chuyển sang những cao ốc đẹp của thời kỳ đổi mới; từ những bến ghe chất đầy nông sản miền Tây đến cảng Sài Gòn lớn nhất Việt Nam đón tàu biển khắp thế giới; từ bến Nhà Rồng là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước sang bến Bạch Đằng cho tàu du lịch trên sông…

Trên địa đầu tây bắc của thành phố là Địa đạo Củ Chi, căn cứ cách mạng với hệ thống đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới. Quần thể địa đạo và Đền Tưởng niệm Bến Dược bên sông Sài Gòn nay là một di tích lịch sử - văn hóa với phong cảnh hữu tình, dòng sông thanh bình, vườn cây sum suê và đồng lúa xanh bát ngát.

Rừng ngập mặn Cần Giờ án ngữ cửa sông Sài Gòn, nguyên là căn cứ của lực lượng đặc công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất độc màu da cam. Nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

Bạn cũng sẽ ngạc nhiên về một điểm sinh thái khác cách không xa trung tâm thành phố là vườn cò Thủ Đức, trong một vùng quê sông nước êm ả, thanh bình, nơi "đất lành chim đậu".
Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi








Trong lòng địa đạo Củ Chi
Trong lòng địa đạo Củ Chi

Xã Lý Nhơn và Long Hòa, huyện Cần Giờ
Rừng Cần Giờ Rừng Cần Giờ










Xuất phát từ bến Bạch Đằng





  • Vườn cò Thủ Đức
124/31, khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9






Sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc tại TPHCM là cảng hàng không quốc tế chính yếu của Việt Nam củng chính là ga đi trong nước (Từ TPHCM đi các tỉnh và ngược lại ). Từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TPHCM mất khoảng 20 phút đi xe taxi.

Từ các tỉnh miền Bắc đổ vào Nam các bạn củng có thể đi bằng đường sắt. Các chuyến tàu liên tục trong năm phục vụ hành khách Bắc Nam, giá vé bạn có thể tham khảo và đặt vé tại http://vetau.com.vn Lựa chọn tiếp theo là đi xe khách từ các tuyến tỉnh đến TPHCM và ngược lại như dịch vụ vận tải hành khách Mai Linh Express có mặt trên khắp Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải khác. Cuối cùng là đi bằng xe gắn máy.

Để vào TPHCM có rất nhiều lựa chọn đi lại cho bạn như:  Xe taxi, xe buýt, xe ôm… Giá vé xe búyt ở TPHCM rất rẽ, tuyến dài khoảng 5000 VNĐ và tuyến ngắn là 3000 – 4000 VNĐ. Vào các giờ cao điểm thì hơi chật vì khách đông còn giờ rỗi thì thoải mái, ngồi suốt lộ trình trong …. Máy lạnh.

Xe taxi rong ruổi suốt ngày khắp các con đường mang bên hông là số điện thoại của hãng taxi mà xe đó hoạt động. Các xe taxi ở TPHCM thường có giá như sau 12.000 VNĐ cho 1km đầu tiên, 10.000 cho những km tiếp theo và 8000 VNĐ cho km thứ 10 trở lên, các hãng taxi lớn như Mai Linh Group, Taxi Future 8181818, Taxi Vinasun, Vinataxi…

Xe ôm thì có mặt hầu như tất cả các con hẻm ở TPHCM và giá thì thỏa thuận giữa hành khách và láy xe, thường thì 1km thì 5.000 VNĐ và 10Km thì khoảng 30.000Đ.

Hàng hóa thật phong phú, đủ màu sắc, đủ chủng loại, từ những vật dụng thông thường hàng ngày cho đến những đặc sản nổi tiếng của mọi miền đất nước, từ hàng sản xuất trong nước đến những nhãn hiệu quốc tế có uy tín trên thế giới. Cửa hàng thường trang trí rất đẹp, nhất là các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và thời trang, mỗi cửa hàng như một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ.

Người Sài Gòn vẫn quan niệm "Buôn có bạn, bán có phường", nên tự phát thành nhiều khu phố kinh doanh cùng một mặt hàng, rất dễ dàng cho khách xem và lựa chọn. Cửa hàng kề nhau nên để giữ khách, người bán thường không nói thách nhiều. Có cửa hàng bán giá nhất định. Tuy nhiên bạn vẫn cứ phải cảnh giác với vấn đề giá cả và chất lượng, nhất là khi đi mua sắm trong chợ.

Bản thân thành phố là một trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thương trong và ngoài nước. Chợ Lớn đã nổi tiếng từ bao đời nay với tay nghề tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, không lạ khi hàng hóa ở đây rất dồi dào. Nhưng có lẽ bạn cũng vẫn ngạc nhiên khi phát hiện việc tìm mua một đặc sản địa phương ở Sài Gòn có khi còn dễ dàng hơn là tại chính nơi xuất xứ; hoặc phát hiện khá nhiều các sản phẩm địa phương nay được sản xuất tại Sài Gòn với chất lượng cao hơn.

Ngày nay, khó có thể nói cái gì là đặc sản của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chắc chắn hàng hóa phong phú và đa dạng ở đây sẽ làm hài lòng du khách gần xa.
Tại các chợ của TPHCM hầu hết các sản phẩm không được niêm yết giá bán. Đến TPHCM bạn muốn mua sắm ở TPHCM bạn cần có ai đó rành về mua sắm đi cùng vì các tiểu thương ở các chợ đội giá sản phẩm lên rất cao. Bạn củng có thể chọn việc mua hàng tại các khu thương mại, siêu thị các hệ thống plaza trên khắp TPHCM vì nó có giá chính thức và chắc chắn là khỏi sợ lầm.
Hệ thống chợ Tp.HCM
  • Chợ Bến Thành, một biểu tượng của Sài Gòn, được xem là chợ bán lẻ lớn nhất theo nghĩa bạn có thể tìm thấy tại đây đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất.
  • Chợ An Đông mới xây dựng, có sáu tầng, trang bị khá hiện đại, phong phú nhất là hàng vải và hàng giả da.
  • Bình Tây là chợ bán sỉ lớn nhất, không chỉ của thành phố mà cả phía Nam, là đầu mối phân phối sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Chợ Lớn, nông sản của đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên cùng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan… đi khắp mọi miền đất nước. Chữ bán sỉ và bán lẻ ở đây được hiểu theo nghĩa rất tương đối bởi vì thực tế các chợ lớn hay nhỏ đều có cả hai hình thức buôn bán này.
    Chợ Bình Tây Chợ Bình Tây
  • Một đặc điểm nữa là thành phố có nhiều chợ chỉ chuyên bán một mặt hàng:
  1. Chợ vải Soái Kình Lâm
  2. Chợ hóa chất Kim Biên
  3. Chợ gạo Trần Chánh Chiếu
  4. Chợ thuốc lá Học Lạc, chợ gà Xóm Vôi
  5. Chợ hoa Hồ Thị KỷChợ vật liệu xây dựng Trịnh Hoài Đức…

Bên cạnh chợ, Sài Gòn có phố chuyên doanh.


  • Muốn mua đồ gỗ thông dụng, mời bạn đến phố Ngô Gia Tự. Nhưng đồ gỗ cao cấp, thời trang hơn thì lại phải tìm đến các cửa hiệu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Trong khi đó, phố đồ gỗ Cộng Hòa ở Tân Bình chủ yếu bán đồ nội thất chạm trỗ, các loại tượng bằng gỗ quý.
  • Trang trí nhà cửa thì có phố vật liệu trang trí đường Lý Thường Kiệt và Tô Hiến Thành; phố hoa giả đường Ba Tháng Hai; phố màn rèm chăn gối trên đường Lê Văn Sĩ và Lý Thái Tổ - Điện Biên Phủ; phố trang trí đám cưới ở cuối đường Nguyễn Đình Chiểu…
  • Phố thực phẩm Nguyễn Thông chuyên bán đồ hộp, nhưng rượu ngoại thì phải tìm đến phố Hải Triều. Phố Tạ Uyên chuyên bán thịt quay đủ loại. Còn trái cây thì nổi tiếng có Lê Thánh Tôn, Tân Định và Yết Kiêu.
  • Phố quần áo kéo dài trên đường Cao Thắng và Nguyễn Đình Chiểu, trong khi phố giày dép tập trung một đoạn đường Trần Huy Liệu cùng ở quận 3.
  • Đồ cổ tập trung trên đường Lê Công Kiều, hàng lưu niệm khu Đồng Khởi, Lê Lợi và Lê Thánh Tôn, thuốc Bắc khu Triệu Quang Phục, hàng mã đường Lương Nhữ Học, đồ thờ đường Nguyễn Chí Thanh và Cách Mạng Tháng Tám…

Siêu thị và trung tâm thương mại


Tuy chỉ mới xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đây, siêu thị tỏ ra có sức thu hút lớn bởi mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng hàng ngày phong phú, chủng loại đa dạng, mỗi mặt hàng có thể có đến hàng chục nhãn hiệu khác nhau giúp việc lựa chọn hàng dễ dàng, chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng, nhất là bán theo giá nhất định nên thuận lợi cho những người bận rộn, không có thời giờ đi khảo giá thị trường. Trong lúc thời tiết nóng bức, đi mua hàng trong siêu thị máy lạnh cũng đỡ phần mệt nhọc. Đa số các siêu thị đều có khu vực vui chơi dành riêng cho các cháu.

Trung tâm thương mại không phổ biến bằng siêu thị, thường bán các loại hàng tiêu dùng cao cấp, nhất là hàng ngoại nhập thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, đồ nữ trang đắt tiền hay quà lưu niệm tinh xảo. Trái với chợ và siêu thị là những nơi hàng hóa đầy ắp, các trung tâm thương mại thường chọn hàng tinh hơn là theo số lượng, cách trưng bày sang trọng và hấp dẫn.

Siêu thị:

1. Hệ thống Siêu thị COOP Mart
2. Hệ thống Siêu thị Citimart
3. Hệ thống Siêu thị Maximart
4. Hệ thống Siêu thị Metro
5. Hệ thống Siêu thị Sài Gòn
6. Siêu thị Cora
7. Siêu thị Hà Nội
8. Siêu thị Super Bowl

Trung tâm Thương mại lớn:

1. TTTM Diamond Plaza
2. TTTM Saigontourist
3. TTTM Savico – Kinh Đô
4. TTTM Tax
5. TTTM Hùng Vương Plaza
6. TTTM Citi Plaza


Bảng thông tin giá cả tham khảo


  • Nước Suối  5.000đ/ chai
  • Internet  4.000đ/ giờ
  • Cơm xuất  15000 – 40000vnđ/ đĩa
  • Taxi  12.000Đ/KM
  • Cafe  7000 – 60000 vnđ
  • Xe buýt  3000 - 5000 vnđ/ tuyến
  • Mì gói  7000 – 10000 vnđ/ tô
  • Trứng gà  3000vnd/ trứng

Giá trên chỉ mang tính tham khảo có thể thay đỗi.

Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Bánh mì Sài Gòn Bánh mì Sài Gòn
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…



Lẩu cá kèo, món ăn mang đậm chất Nam Bộ Lẩu cá kèo, món ăn mang đậm chất Nam Bộ

Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời.
Ngoài ra ở Sài Gòn bạn cũng có thể tìm thấy đủ món ăn nhẹ của 3 miền, từ Hủ Tiếu Nam Vang, Bún Bò Huế, đến Phở Hà Nội.
Hủ tiếu Nam Vang Hủ tiếu Nam Vang
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 641 khách sạn với 17.646 phòng.
Hệ thống khách sạn bao gồm từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý, các khách sạn đã có quá trình hoạt động cả trăm năm mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân tầm cỡ khen ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu về chất lượng cao cho đến các khách sạn bình dân đáp ứng nhiều nhu cầu linh động và đa dạng của khách.
Khách sạn 5 sao Rex Khách sạn 5 sao Rex
Phần lớn các khách sạn đều chiếm những vị trí đẹp nhất trong trung tâm thành phố, gần các khu thương mại, cận kề sân bay, nhà ga, bến xe… Và đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân tuyệt hảo, Rex là "Ngôi nhà Việt Nam", Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây, Bông Sen gây ấn tượng bằng ẩm thực "buffet gánh", Đệ Nhất nổi tiếng với dịch vụ tiệc cưới… Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách.

Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước trong khu vực.

Khi đi du lịch tại TPHCM du khách chú ý các điểm sau:
  • Không nên dạo phố quá khuya, vì bạn đi quá khuya có thể bị công an “rinh” về phường hoặc bị “giang hồ” cướp hoặc “hỏi thăm sức khỏe”
  • Không nên mua đồ ở các khu chợ “chồm hổm” và các vật dụng của các “đại ca” bán hàng rong.
  • Khi ra khỏi sân bay bạn nên chọn một chiếc taxi có uy tín như Taxi Airport chẳng hạn. Tránh chọn các xe taxi không có logo kiểm sóat hoặc không có bộ đếm cước. Tránh để bị lứa.
  • TPHCM nên hạn chế đi xe ôm vào ban đêm nếu bạn không rõ nơi mình đến là đâu vì có thể bạn sẽ bị lừa hoặc hơn là bạn sẽ bị nguy hiểm.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 2 tháp chuông cao 60 m, tọa lạc tại trung tâm thành phố (số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố.

Mặt tiền nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Lịch sử
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một thánh đường bằng gỗ bên bờ “Kinh Lớn” (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là trụ sở Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre tổ chức “Lễ đặt viên đá đầu tiên” xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của “dinh Thống Đốc” cũ, về sau cải thành trường học Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gotich đã được chọn.
Mặt sau nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:
- Trên nền Trường thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp).
- Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
- Vị trí hiện nay.
Sau cùng vị trí hiện nay đã được chọn.
Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu.
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.
Dòng chữ Latin nơi cổng chính cho biết năm khánh thành
Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, thánh đường có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước vì thánh đường do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Hai tháp chuông vươn cao nhìn từ phía sau
Tượng đồng Giám mục Adran và Hoàng tử Cảnh
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng “Hai hình” để phân biệt với tượng “Một hình”, là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên.
Tượng Đức Mẹ Hòa bình tại quảng trường Công xã Paris, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Mặt bên nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, , đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng dược tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500km. Khi tượng hoàn tất đã được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8/1/1959 và từ hải cảng Gênes tàu chở tượng qua Việt Nam và tới Sai Gon ngày 15/2/1959, sau đó công ty Société d’Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá trước cửa nhà thờ Sai Gon, bệ đá này vẫn còn để trống kể từ năm 1945. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình” rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
Tượng Đức Mẹ Hòa bình và hai tháp chuông nhà thờ
Ngày 05/12/1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ “xức dầu”, tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chinh tòa của vị Tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Những nét đặc sắc
Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.

Cửa kính minh họa cảnh Thiên thần giết rắn
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nhà nguyện Đức Mẹ
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy của nhà thờ đã bị bể gần hết trong thế chiến thứ 2.
Trên trán tường của cửa chính nhà thờ có hàng La ngữ: Deo Optimo Maximo Beatieque Maria Virgin Immaculatoe. Có nghĩa là: Đức Chúa Trời tối cao đã ban cho Đức Trinh nữ Maria được ơn Vô nhiễm nguyên tội. Còn trên trán tường của cửa vô bên phải có những hàng chữ bằng tiếng Hoa, thật ra đó là hai câu đối: Nhà thờ Thiên Chúa đầy ân đức – Thánh mẫu vô nhiễm nguyên tội. và hàng chữ nói tới năm khánh thành nhà thờ 1880.
Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện.

Bên trong nhà thờ
Ngay phía trên cao phía cửa chính là “gác đàn” với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3 m, ngang khoảng 1 m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh. Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785kg, la: 5.931kg, si: 4.184kg, đô: 4.315kg, rê: 2.194, mi: 1.646kg), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, do, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, si). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng(1.840kg) được gắn trên mỗi trái chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895kg.
Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 4.184kg, chuông la nặng 5.931kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giao thừa Âm lịch.
Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông re vào lúc 16g15. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Re và Do ( đúng ra là hợp âm ba chuông Mi, Do và Sol, nhưng vì chuông Sol qua nặng nên thay thế bằng chuông Do). Vào đêm Giao thừa thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay.
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống bao giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh:
REGINA PACIS – ORA PRO NOBIS – XVII. II. MCMLIX
Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959
Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
(Nguồn: wikipedia.org)
Share

Chú Hỏa – Một trong đại tứ gia lừng lẫy Sài Gòn xưa

Nguồn : http://saigonduky.com/chu-h%E1%BB%8Fa-m%E1%BB%99t-trong-d%E1%BA%A1i-t%E1%BB%A9-gia-l%E1%BB%ABng-l%E1%BA%ABy-sai-gon-x%C6%B0a/

Ông là một trong những thương nhân người Việt, gốc Hoa, nổi tiếng là một trong tứ đại gia giàu có nhất khu vực Nam Bộ hồi đầu thế kỷ XX.
Chú Hỏa có tên thật là Hui Bon Hoa, lúc đầu là thợ dạo mua bán “lạc son”, mua đồ cũ để chế biến và bán lạị, sau khi tạo được một số vốn, hùn hạp với một người Pháp thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ trong Nam kỳ và buôn bán bất động sản. Sau khi rã hùn, được chia một số tiền, làm chủ các sản nghiệp đất cát miền Lục Tỉnh. Các tài sản bất động sản ở trung tâm Saigon trên đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi của công ty Hui Bon Hoa được cho mướn. Công ty này được tiếng là rất “biết điều” và không eo sách, làm khó người mướn phố. Các con cháu của “Chú Hỏa” luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng một số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh khi ấy ngân hàng mới phát bạc.Cùng thời với chú Hoả là một người Việt gốc Hoa nổi tiếng ở Lục Tỉnh, Chú Hỷ. Ông cạnh tranh với công ty Pháp, công ty Vận tải đường sông rạch “Compagnie des Messageries fluviales” chuyên chở hàng và người trên sông ngòi miền Tây nam bộ. Tàu Chú Hỷ giá vé rẻ hơn và hành khách được lo chu đáo. Bởi vậy có câu ” Đi tàu Chú Hỷ, ở phố Chú Hỏa”.
Đầu thế kỷ XX, dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương – Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường – Lý Tường Quan và chú Hỏa – Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông.
Chú Hỏa – Hui Bon Hoa, hay như nhiều người cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương – nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh – được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở .
Vua nhà đất
“Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ – Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.

Khách sạn Majestic đầu thế kỷ XX.
Lúc đầu, chú Hỏa bỏ vốn hợp tác với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ.
Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền…Trong số những công trình tiêu biểu vẫn còn được sử dụng cho đến ngày này có Bào tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khác sạn Palace – Long Hải…Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.
Giai thoại hàn vi
Đó là giai thoại được kể nhiều nhất khi nói về chú Hỏa, trong đó có nhiều điểm trùng nhau, ví dụ sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai. Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. Trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng.

Nhà của chú Hỏa - Nay là bảo tàng mỹ thuật TP.HCM
Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn – Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra đó có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”.
Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt.
Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là … đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là “trùm nhà đất”, mà “kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất” – nhiều người bình luận. Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.
Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi nghệ thuật kinh doanh tài giỏi của ông.

(Sưu tầm)
Share
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Con người Đà Lạt 
Đà Lạt là một vùng không gian xanh. Đồi thông, bãi cỏ, da trời, màu nước... tất cả một màu xanh. Màu xanh mang đến cho con người sức sống, niềm tin yêu, hy vọng. Màu xanh làm cho con người có cảm giác yên lành, bình thản.
Khí hậu mát mẻ còn ảnh hưởng đến thể chất con người. Khí hậu Đà Lạt thuận lợi cho thiếu nữ và trẻ em nên họ có dáng dấp chắn chắn, khỏe mạnh, đôi má ửng hồng, nhất là những ngày sương giá giữa mùa hoa mai anh đào. Cái đẹp người thiếu nữ Đà Lạt là các đẹp khỏe mạnh, tinh khiết, không son phấn màu mè, nét đẹp trầm trầm, kín đáo, e thẹn nhưng rất tự tin.
Sự hiền hòa, thân thiện trong con người Đà Lạt góp phần thu hút khách du lịch
Sống trong một khung cảnh thiên nhiên quanh năm tĩnh lặng, khí hậu mát lạnh, những biến động lớn về cuộc chiến hầu như chỉ là tiếng vọng, không ảnh hưởng trực tiếp và làm xáo động đời sống vốn rất êm đềm của một vùng cao nguyên hẻo lánh, người Đà Lạt hiền lành, thật thà, sớm thích nghi để hòa nhập vào môi trường sống. Từ những ngôi nhà với vườn rau xanh ngát đến những con đường quanh co ẩn khuất sau đồi núi, những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dấu mình dưới những rặng thông, vẻ đẹp tự nhiên của hồ Xuân Hương nằm ngay giữa trung tâm thành phố... tất cả đều thể hiện nét hài hòa giữa con người chân chất với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Nếu thiên nhiên Đà Lạt đã "cho người này niềm vui, người kia sự mát lành" (Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem) thì thiên nhiên ấy đã đóng góp tạo nên nét đẹp hiền hòa của con người.
Con người Đà Lạt vốn thanh lịch làm tô thêm vẻ đẹp của một thành phố - Thành phố du lịch!
Người Đà Lạt vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm bản sắc văn hóa và đời sống tinh thần phương Đông lại sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại phương Tây. Việc xử lý hài hòa các yếu tố văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại đã hiện diện trong phong cách của người dân Đà Lạt. Từ đó phát triển những thú tiêu khiển tinh thần thanh cao như thú trồng hoa, chơi cây cảnh, chơi lan... rất phong phú và đa dạng.
Trong những năm 60, Đà Lạt từng là một trung tâm giao lưu nghệ thuật quan trọng. Nó đã từng chứng kiến cuộc sống ẩn dật, vui thú điền viên của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ về đây tìm sự yên ổn của tâm hồn và cảm hứng sáng tạo.
Bến xe và nơi họp chợ là hai điểm nóng phản ánh tập trung và cao độ nhất phong cách sống của cư dân một địa phương. Tuy còn nhiều điều phải bàn thêm về đặc điểm và cách thức sinh hoạt, phục vụ của hai điểm nóng đó, nhưng ai cũng thừa nhận rằng bến xe Đà Lạt yên tĩnh, trật tự, tiểu thương chợ Đà Lạt luôn luôn có thái độ nhã nhặn, vui vẻ với khách hàng.
Cởi mở và mến khách là một điều rất đáng quý của người Đà Lạt
Đà Lạt là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các nghề dịch vụ lại có nguồn sống từ khách, nên mến khách không còn là một tình cảm mà trở thành lẽ sống. Nét đẹp này rất dễ thấy ở các chị bán hàng chào mời niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng khách, không có ngôn ngữ thách đố. Những người phục vụ như xe thồ, khuân vác, nhân viên nhà trọ... không có thái độ bắt chẹt, thóa mạ khách hàng. Những người dân Đà Lạt có cái nhìn thiện cảm, không xoi mói, ganh tị và sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn khi có người hỏi đến.
Rời quê hương bản quán lên sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất sơn nguyên hoang vu, đồi núi điệp trùng cách đây hơn nửa thế kỷ, những cư dân Đà Lạt đầu tiên hơn ai hết mong muốn tiếp nhận thêm nhiều đồng bào của mình từ mọi miền đất nước đến vùng đất lành này sống quần cư, tạo ấp, lập làng ngày càng đông vui, xóa dần nỗi buồn xa xứ, phát huy sức mạnh cộng đồng để khai phá đất hoang, làm chủ thiên nhiên. Đây là tiền đề và cơ sở quan trọng để tạo nên tình đoàn kết giữa những nhóm cư dân từ nhiều miền khác nhau về đây cùng sinh sống, giải thích vì sao người Đà Lạt tuy có nhiều gốc gác khác nhau, phong tục tập quán và tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau... mà vẫn không hề có định kiến, phân biệt đối xử, vẫn sống đoàn kết, gắn bó với nhau trong tình quê hương, nghĩa đồng bào...











1 nhận xét:

tuan vinh.vtv nói...

bai viet hay wa di.chac minh phia hoc hoi thoi

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | coupon codes